Các vấn đề về sức khỏe răng miệng thường gặp của bà bầu

0
489

Các vấn đề sức khỏe răng miệng mà các bà bầu thường gặp là gì? Biện pháp gì giúp các bà bầu ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chuyên mục sẽ giúp bạn biết cụ thể những tình trạng răng miệng bà bầu hay gặp phải và biện pháp giải quyết.

Các bệnh răng miệng thường gặp ở bà bầu

1. Bà bầu hay bị viêm lợi

Trong số các vấn đề về răng miệng bà bầu thường gặp, viêm nướu là vấn đề phổ biến nhất, có thể chiếm 60 – 75%. Viêm lợi là tình trạng Lợi bạn bị đỏ sưng có thể gây ra hôi miệng chảy máu chân răng lâu dài có thể gây mất răng đây là bệnh thường xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ kéo dài và phát triển cao nhất vào tháng thứ 8 thai kỳ. 

Tuy sau khi sinh các vấn đề về viêm lợi có thể tự động biến mất, nhưng ở một nửa các trường hợp, nếu để mặc và không điều trị có thể gây sâu răng, bệnh nha chu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm hơn.

2. Bà bầu hay bị viêm nha chu

Các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng bị viêm nặng (tình trạng nặng hơn của viêm lợi) gọi là viêm nha chu. Vấn đề này khi không điều trị có thể dẫn tới răng lung lay và nguy cơ mất răng.

Sự hạn chế dòng máu từ mẹ bầu tới thai nhi do bệnh viêm nha chu làm tiết ra các chất trung gian ảnh hưởng tới bào thai rất lớn, gây nguy cơ thiếu dinh dưỡng, thai kém phát triển và sinh non.

3. Bà bầu hay bị sâu răng

Cũng như viêm lợi, sâu răng là tình trạng răng miệng phổ biến ở bà bầu, chiếm tới 25%. Các lỗ sâu răng màu nâu phát triển dần từ các đốm màu trắng ban đầu. Nguyên nhân là do men răng bị phá hủy bởi các vi khuẩn trong miệng và chế độ ăn nhiều đường. Hậu quả của tình trạng này nếu không điều trị là bà bầu có thể bị áp-xe chân răng, viêm mô tế bào ở mặt trong trường hợp nặng. Biến chứng nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới thai nhi như đã nói ở trên, cần hết sức chú ý.

4. Bà bầu hay bị u lợi:

U lợi (hay còn gọi là u nhú thai nghén) không phải là một tình trạng răng miệng quá phổ biến ở phụ nữ mang thai, chỉ có khoảng 2 – 10% nhưng có thể cản trở việc ăn uống, dễ gây chảy máu chân răng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Đây là một u màu đỏ, thường ở vị trí nướu răng hoặc cũng có thể ở một vị trí khác, xuất hiện ở khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá bởi đây không phải thật sự là một khối u, thông thường u lợi sẽ giảm dần hoặc mất hẳn sau khi sinh, chỉ cần điều trị khi nó ảnh hưởng đến ăn uống như đã nói ở trên.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho phụ nữ trước khi mang thai

Nguy cơ mắc các bệnh lý trên về răng miệng của bạn sẽ cao hơn nhiều nếu trước khi mang thai bạn đã gặp các vấn đề này. Do đó ngay từ khi có ý định mang thai bạn đã phải có ý thức chăm sóc răng miệng, duy trì vệ sinh răng miệng theo các cách chuyên gia răng miệng hướng dẫn ở dưới đây:

  • Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có nguồn gốc từ dược liệu giúp góp phần ngăn ngừa sâu răng và các vấn đề về răng miệng. 
  • Làm sạch thức ăn mắc trong kẽ răng sau bữa ăn bằng chỉ tơ nha khoa, tránh dùng tăm tạo ra các lỗ gây viêm lợi, tổn thương lợi, chảy máu chân răng. 
  • Điều trị triệt để các vấn đề về răng miệng, lấy cao răng, khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/lần.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here