Viêm lợi nặng là biểu hiện của bệnh gì?

0
591

Bệnh viêm lợi biểu hiện của những bệnh gì? Đây là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm. Trong khuôn khổ bài chia sẻ sau đây, chuyên mục xin giới thiệu tới bạn đọc.

Viêm nha chu

Viêm lợi nặng trong nhiều năm có thể phát triển thành viêm nha chu. Viêm nha chu có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi sớm (20 đến 30 tuổi), mà không bị viêm nướu đáng kể lần đầu.

Viêm nha chu là một dạng viêm lợi nặng, trong đó tình trạng viêm lợi đã lan rộng đến các cấu trúc nâng đỡ của răng, khiến răng mất đi liên kết với những cấu trúc này. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tiêu xương răng, mất răng vĩnh viễn.

Viêm nha chu hình thành là do mảng bám răng tích tụ lâu ngày ở giữa chân răng và nướu, sau đó lan xuống dưới xương răng. Nó phá hủy lợi, gây tụt lợi và làm hình thành những túi nha chu có mủ. Nướu sưng và chảy máu, hơi thở có mùi hôi và răng lung lay. Viêm nha chu gây nhiễm trùng các tổ chức quanh chân răng và nó nghiêm trọng hơn rất nhiều so với viêm lợi thông thường.
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Nhiễm trùng phá hủy xương giữ răng tại chỗ gây nên sự xói mòn làm suy yếu các tổ chức bảo vệ răng. Cuối cùng, răng có thể bị rụng nhanh chóng hoặc bắt buộc phải nhổ.

Viêm lợi loét hoại tử

Viêm lợi loét hoại tử (NUG), là một dạng viêm lợi nặng gây đau đớn nhiều tại vị trí lợi bị viêm. Viêm lợi loét hoại tử còn khiến lợi bị chảy máu, hôi miệng và hình thành vết loét. Người bệnh có thể bị sốt hoặc sưng hạch bạch huyết.

Viêm lợi loét hoại tử có thể gây ra các biến chứng tương tự như viêm nha chu, làm tổn thương nghiêm trọng các cấu trúc nâng đỡ răng, khiến răng lung lay, rụng sớm. Nếu vi khuẩn phát triển quá mức, lợi có thể bị nhiễm trùng. Chúng có thể tiến sâu vào đường máu gây hại cho các cơ quan bên trong cơ thể từ hệ hô hấp cho tới tim mạch…

Viêm lợi loét hoại tử là chứng viêm lợi hiếm gặp. Trước kia, nó phổ biến hơn do điều kiện sống của nhiều vùng dân còn chưa đảm bảo nên không quan tâm nhiều tới vấn đề vệ sinh răng miệng. Hiện nay, viêm lợi loét hoại tử hay gặp hơn ở các nước đang phát triển, nơi người dân có chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống kém.

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, căng thẳng về thể chất, cảm xúc hay chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng là điều kiện góp phần làm cho chứng viêm lợi loét hoại tử thêm trầm trọng. Những người hút thuốc lá nhiều cũng có nguy cơ bị viêm lợi loét hoại tử cấp tính.

Viêm lợi do bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu (ung thư máu) có thể gây viêm lợi nặng. Trên thực tế, viêm lợi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ở khoảng 25% trẻ em bị ung thư máu. Sự xâm nhập của các tế bào bạch cầu vào mô lợi gây ra tình trạng viêm và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của lợi, khiến cho tình trạng viêm càng trầm trọng. Lợi bị sưng, đau, đỏ và dễ chảy máu. Thông thường, chảy máu tại chân lợi có thể kéo dài khoảng vài phút hoặc lâu hơn, do máu không thể đông lại như bình thường ở những người bị bệnh bạch cầu.

Người bị viêm lợi do bệnh bạch cầu có thể ngăn chảy máu bằng cách lau chân răng nhẹ nhàng bằng bông tăm sạch. Ngoài ra, cũng cần hết sức chú ý đến động tác khi chải răng, tránh chải quá mạnh, quá kĩ. Các nha sĩ có thể kê đơn một loại nước súc miệng chlorhexidine để kiểm soát mảng bám và ngăn ngừa nhiễm trùng miệng. Khi bệnh bạch cầu thuyên giảm, chăm sóc răng miệng tốt có thể phục hồi sức khỏe nướu răng.

Người bị mắc bệnh ung thư máu còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như là: da hay xuất hiện các vết bầm tím, cơ thể mệt mỏi, hay thở dốc, da nhợt nhạt, đau xương khớp, đại tiện thấy phân đen hoặc lẫn máu đỏ.

Bệnh bạch cầu rất nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của nhiều người. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng giống với bệnh, bạn cần đi khám sớm để điều trị ngay từ giai đoạn đầu tiên

Viêm lợi do nhiễm trùng

Lợi có thể bị sưng viêm do nhiễm virus Herpes hay nấm men Candida.

Viêm lợi Herpetic cấp tính là một bệnh nhiễm vi-rút gây đau tại nướu và nhiều vùng khác trong khoang miệng. Lợi bị viêm có màu đỏ tươi, có nhiều vết loét nhỏ màu trắng hoặc vàng bên trong lợi hoặc lưỡi, trong má, gọi là rộp miệng.

Tình trạng viêm lợi cấp tính do virus Herpes có thể thuyên giảm sau 2 tuần mà không cần điều trị. Các nha sĩ khuyên người bệnh nên sử dụng nước súc miệng có chất gây tê để giảm bớt sự khó chịu khi ăn uống.

Nguồn tham khảo: https://duoclieungocchau.vn/viem-loi-nang/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here