10 cách giảm đau răng khôn tại nhà

0
448

Đau răng khôn phải làm sao khi không phải lúc nào bạn cũng có thể tới nha sĩ ngay lập tức? Dưới đây là 10 cách giảm đau răng khôn đã được chứng minh có tác dụng mà việc thực hiện đơn giản lại vô cùng đơn giản. Bạn có thể chuẩn bị và áp dụng chúng ngay tại nhà trong chưa đầy 10 phút.

1. Cách giảm đau răng khôn với đá lạnh

Nếu nhà bạn có đá lạnh, hãy thử ngay cách giảm đau răng khôn này nhé! Nhiệt độ thấp từ đá lạnh sẽ giúp gây tê tại chỗ, đồng thời làm co mạch máu, giảm lượng máu tưới đến ổ viêm do đó cũng hỗ trợ giảm sưng viêm chân răng khôn.

Nguyên liệu

  • 1 vài viên đá lạnh
  • 1 chiếc khăn mềm

Thực hiện

  • Đặt đá lạnh vào chiếc khăn mềm, sau đó áp lên vùng má nơi mọc răng khôn gây đau nhức trong khoảng 10 – 20 phút.. Bạn nên xen kẽ ấn và thả liên tục, tránh áp chặt vào một khu vực quá lâu vì có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh. Nếu cơn đau nhức chưa giảm bớt, bạn tạm nghỉ 10 – 20 phút và sau đó có thể quay lại chườm tiếp nhé!  

Tuy nhiên bạn cần lưu ý vì đây chỉ là giải pháp tác động bên ngoài, để hiệu quả tốt hơn thì chúng ta cần kết hợp với các giải pháp hỗ trợ diệt khuẩn, kháng viêm từ bên trong như: dùng nước muối, tinh dầu đinh hương,… và giữ răng miệng sạch sẽ.

2. Cách giảm đau răng khôn với nước muối loãng

Súc miệng với nước muối sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn răng miệng gây hại và giảm sưng viêm. Một nghiên cứu còn cho thấy chúng có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở nướu răng. Cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà này rất đơn giản và chưa cần đến 10 phút để thực hiện đâu nhé!

Nguyên liệu:

  • Muối tinh khiết: 1 thìa cà phê
  • Nước ấm: 250 ml

Thực hiện:

  • Hòa tan muối trong nước. (Có thể thêm một vài thành phần khác để tăng hiệu quả như: nha đam, baking soda,…)
  • Nhấp 1 ngụm và súc miệng trong khoảng 1 phút sau đó nhổ ra. Thực hiện thêm 2 – 3 ngụm nữa.

Và bạn cần lưu ý, cần súc kỹ để đảm bảo dung dịch muối tiếp cận được vị trí răng khôn sâu bên trong. Nên áp dụng 2 – 3 lần/ ngày cho tới khi khỏi hẳn.

3. Sử dụng tinh dầu đinh hương – cách giảm đau răng khôn hiệu quả không ngờ tới

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Journal of Dentistry cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả giảm đau giữa đinh hương và benzocaine – một loại thuốc gây tê thường được sử dụng khi đau răng, đau họng, kích ứng da,… . Ngoài ra, tinh dầu đinh hương cũng được đánh giá là giải pháp bổ trợ đầy tiềm năng cho Fluor trong điều trị sâu răng tận gốc

Vì vậy, nếu bạn đang đi tìm cách chữa đau răng khôn, muốn khắc phục nỗi đau mọc răng khôn hiệu quả kể cả khi răng khôn bị sâu thì hãy tham khảo ngay cách này nhé!

Tinh dầu đinh hương – cách giảm đau răng khôn tại nhà hiệu quả không ngờ tới

Nguyên liệu:

  • Tinh dầu đinh hương
  • Tăm bông (hoặc bông gòn, khăn sạch mềm)
  • (Dầu oliu)

Thực hiện:

  • Dùng tăm bông thấm vài giọt tinh dầu đinh hương. (nếu tinh dầu đặc thì nên pha loãng với dầu oliu (2-3 giọt tinh dầu: ½ thìa dầu oliu))
  • Lau nhẹ nhàng quanh khu vực răng khôn bị đau.
  • Để yên khoảng 10 – 20 phút
  • Súc miệng lại với nước muối loãng

Đây là cách trị đau răng khôn nhanh chóng nhưng an toàn hơn so với benzocaine. Tuy nhiên khi dùng dầu đinh hương trị đau răng, bạn cần lưu ý tránh nuốt phải càng ít càng tốt bởi chúng có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: khó thở, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát mũi và cổ họng,…

4. Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn: paracetamol, ibuprofen.

Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc giảm đau nhức răng mà bạn có thể dễ dàng mua tại bất kỳ nhà thuốc nào. Và nếu có thắc mắc đau răng khôn uống thuốc gì được, bạn hãy nhớ tới chúng ngay nhé!

Cách chữa đau răng khôn tại nhà với thuốc giảm đau không cần kê đơn

Hướng dẫn sử dụng tham khảo (cho người lớn và trẻ em > 16 tuổi):

  • Paracetamol 500mg: 1 – 2 viên x 4 – 6 lần/ngày. Không quá 8 viên/ ngày. Mỗi lần cách nhau ít nhất 4h. Paracetamol không ảnh hưởng tới dạ dày nên bạn có thể uống vào thời điểm nào trong ngày cũng được.
  • Ibuprofen 200mg: 1 – 2 viên x 3 – 4 lần/ngày. Không quá 3,2 g/ngày. Uống sau ăn.

(Khác với paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau, ibuprofen còn có tác dụng kháng viêm nên sẽ cho hiệu quả cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp viêm lợi răng khôn, chân răng khôn bị viêm,.. khiến mọc răng khôn bị sưng má, đau răng khôn không ngủ được).

Trên đây là cách sử dụng thuốc giảm đau khi mọc răng khôn bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên nếu bạn có các bệnh lý về gan, thận, dạ dày,… kèm theo, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ để sử dụng đúng thuốc và điều chỉnh liều phù hợp nhé.

5. Sử dụng gel giảm đau, gây tê (benzocaine)

Benzocaine thuộc nhóm thuốc gây tê – gây mê và thường được sử dụng để làm tê các bề mặt như: da, niêm mạc miệng, mũi, họng, âm đạo, trực tràng. Trong trường hợp không có sẵn tinh dầu đinh hương hoặc mùi vị của chúng khiến bạn quá khó chịu, hãy tham khảo áp dụng cách chữa đau răng khôn này nhé.

Hầu hết các loại gel nha khoa có chứa benzocaine đều được bôi trực tiếp lên nướu tại vị trí mọc răng khôn. Để hiệu quả tốt hơn, bạn nên thấm khô khu vực đó với vải mềm/ tăm bông/ bông gòn trước khi sử dụng gel. Và hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để biết liều lượng phù hợp.

6. Cách giảm đau răng khôn từ tỏi và gừng đập dập

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong tỏi được đập dập hoặc thái lát mỏng xuất hiện allicin – một kháng sinh tự nhiên tuyệt vời. Khi bị cắt nhỏ, enzyme allinase giải phóng và tương tác với anillin – chất có sẵn trong tỏi để hình thành allicin. Và các nhà nghiên cứu cũng nhận ra, khi kết hợp gừng và tỏi đập dập thành một hỗn hợp càng cho hiệu quả tốt hơn.

Bạn có thể thực hiện cách giảm đau răng khôn này chỉ bằng cách đập dập gừng và tỏi, đợi khoảng 30s – 1 phút để phản ứng hình thành allicin diễn ra. Sau đó chà nhẹ lên vùng răng khôn bị đau để giảm cơn đau nhức nhé.

7. Cách giảm đau răng khôn từ nghệ

Nhắc đến nghệ chúng ta thường nghĩ ngay tới chứng đau dạ dày khó chịu. Nhưng bạn biết không, với đặc tính kháng viêm, giảm đau, chúng cũng khá hiệu nghiệm khi đau răng khôn đó.

Bạn chỉ cần xoa bột nghệ lên vùng nướu bị đau. Để yên trong vài phút để các hoạt chất phát huy hiệu quả trước khi rửa lại với nước sạch.

8. Cách giảm đau răng khôn từ hành tây

Tương tự như nghệ, hành tây cũng có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tuyệt vời. Chúng sẽ hỗ trợ giảm sưng viêm và ức chế vi khuẩn răng miệng gây hại phát triển.

Để thực hiện cách giảm đau răng khôn tại nhà với hành tây, bạn chỉ cần nhai một miếng hành tây ở bên răng bị đau. Tiếp tục nhai trong vài phút để nước ép hành tây từ từ đi vào  nướu và phát huy hiệu quả.

Để cắt nhỏ hành tây mà không chảy nước mắt, bạn nên làm lạnh nó trong vòng 30 phút. Sau đó cắt bỏ phần đầu và lột bỏ vỏ ngoài – nơi có nồng độ chất kích ứng cao nhất.

9. Cách giảm đau răng khôn từ nha đam

So với các nguyên liệu kể trên, tác dụng giảm đau nhức răng của nha đam có phần kém nổi bật hơn. Tuy nhiên, nha đam lại chứa vitamin E giúp dưỡng lợi tốt, đồng thời tính mát cũng hỗ trợ làm dịu phần nào cơn đau. Nha đam sẽ chữa lành nướu răng của bạn. Đặc biệt nếu chúng bị trầy xước, nứt do răng khôn mọc lên. Bạn chỉ cần thoa gel nha đam lên vùng nướu bị đau. Để yên trong khoảng 5 – 10 phút và súc miệng lại với nước muối loãng thôi nhé!

10. Cách giảm đau răng khôn từ Tinh dầu bạc hà/ Lá bạc hà

Không phải ngẫu nhiên khi bạc hà là nguyên liệu thường xuyên có mặt trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng như: kem đánh răng, nước súc miệng,… Bên cạnh lợi ích giúp hơi thở thơm mát, bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, mang lại cảm giác mát lạnh, gây tê tạm thời khi chạm vào.

Nguyên liệu:

  • Tinh dầu bạc hà/ Lá bạc hà
  • Bông gòn

Thực hiện:

  • Với tinh dầu bạc hà: bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào miếng bông gòn. Sau đó đặt lên vùng răng bị đau và để yên trong vài phút. Cảm giác đau nhức răng sẽ từ từ biến mất.
  • Với lá bạc hà: bạn có thể giã nát hoặc đơn giản hơn là nhai chúng trong miệng. Sau đó đặt lên vùng mọc răng khôn bị đau.  

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here