Đau răng khôn nên kiêng ăn gì

0
1500

Mọc răng khôn nên ăn gì, kiêng gì để không bị đau? Ngoài ra chúng ta cần lưu ý gì khi bị đau răng khôn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau. Cùng theo dõi ngay bạn nhé!

1. Vì sao mọc răng khôn bị đau?

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng của hàm. Chúng xuất hiện trong độ tuổi trưởng thành, thường từ 17 – 25 tuổi. Phần lớn mọi người đều bị đau khi mọc răng khôn (đau răng số 8). Cơn đau âm ỉ, dai dẳng và có thể khiến ta đau răng khôn không ngủ được, sốt, sưng má, nuốt nước bọt cũng đau,…  

Trước khi làm rõ mọc răng khôn nên ăn gì, kiêng gì, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân đau răng khôn nhé. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những nhầm tưởng mà phần lớn mọi người đang mắc phải. Đồng thời biết cách chọn món ăn khi mọc răng khôn phù hợp cho mình. 

Có 2 nguyên nhân đau răng khôn chính:

  • Răng khôn bị viêm: viêm lợi trùm, nhiễm trùng cấp, áp xe, u nang, sâu răng,… Vì ở sâu bên trong nên răng khôn là nơi mà các mảnh nhỏ thức ăn dễ bị lưu lại và khó loại bỏ. Vi khuẩn tích tụ, tấn công và gây sưng viêm. So với các răng hàm khác, răng khôn dễ gặp phải các bệnh răng miệng hơn, tiến triển bệnh cũng nhanh và khó khắc phục hơn nhiều lần. 
  • Răng khôn mọc lệch chen chúc, xô đẩy các răng hàm bên cạnh. Thậm chí răng khôn mọc ngầm và có thể đâm ngang răng hàm số 7. Để lâu dài rất dễ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, tiêu xương ổ răng số 7, tạo nang răng xương hàm,… Cơn đau răng kéo dài mà nhiều khi uống thuốc giảm đau không thấy đỡ. 

Kể cả khi răng khôn chưa mọc lên hoàn toàn, tại những điểm lợi phát triển quá mức sẽ hình thành nên các túi sâu. Thức ăn rơi xuống đáy túi mà không thể lấy ra được. Từ đó dẫn tới viêm lợi trùm, ngứa lợi, lợi bị đau, hơi thở có mùi hôi,… Chính vì thế, thức ăn mà bạn lựa chọn và việc vệ sinh răng miệng sau đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chiếc răng khôn đang mọc. 

Và dưới đây sẽ là các gợi ý nên kiêng gì, ăn gì khi mọc răng khôn để quá trình mọc răng thuận lợi và không làm đau răng dành riêng cho bạn. 

2. Mọc răng khôn nên ăn gì, kiêng gì?

Trước hết, hãy cùng Dược liệu Ngọc Châu giải quyết những thắc mắc mà phần lớn mọi người đang hiểu sai nhé.

2.1 Đau răng khôn có ăn được thịt gà không?

Tại sao đau răng không được ăn thịt gà là điều thường xuyên được nhắc tới? Liệu mọc răng khôn ăn thịt gà có khiến đau răng nặng hơn và lâu khỏi như chúng ta vẫn tưởng? 

Theo quan niệm dân gian, đau răng khôn ăn thịt gà sẽ gây mưng mủ. Nhưng thực tế trong thịt gà không có thành phần nào gây sưng, viêm hay đau cả.

Mọc răng khôn nên ăn gì? Ăn thịt gà có được không?

Nếu chẳng may bạn ăn thịt gà bị nhức răng, nhất là khi bạn mọc răng khôn hàm dưới. Thì nguyên nhân là vì các thớ thịt gà dai và dài bị dắt vào kẽ răng. Vi khuẩn sinh sôi, tấn công và làm nặng hơn tình trạng sâu răng, viêm lợi,… và khiến răng bị đau nhức. 

Mặt khác, để xử lý các thớ thịt này răng phải hoạt động nhiều hơn. Việc cử động nhiều đã ảnh hưởng tới các tổn thương sẵn có nơi răng, lợi và khiến chúng lâu hồi phục hơn.   

Vậy đau răng có ăn được thịt gà không? Bạn vẫn có thể ăn thịt gà nhé. Nhưng hãy chế biến chúng thành các dạng mềm, sợi nhỏ như súp, cháo gà. Đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau bữa ăn để vi khuẩn gây hại không có cơ hội phát triển. 

Các chuyên gia cũng khuyên bạn đợi ít nhất sau 30 phút sau bữa ăn mới nên đánh răng. Bởi khi phải tiếp xúc với các thực phẩm nhiều đường, axit,… men răng sẽ trở nên yếu và mềm hơn. Đánh răng ngay sau ăn sẽ gây tác dụng ngược là càng làm men răng bị tổn thương. Để tốt hơn, bạn hãy súc miệng ngay với nước muối loãng hoặc nước súc miệng trong khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ bớt vi khuẩn và giảm thiểu mùi hôi miệng. Sau đó đợi ít nhất 30 phút trước khi đánh răng nhé! 

2.2. Mọc răng khôn có ăn được thịt bò?

Đau răng khôn ăn thịt bò để bổ sung dinh dưỡng

Trước câu hỏi mọc răng khôn nên ăn gì đỡ đau thì mọc răng khôn có ăn được thịt bò không cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Tương tự như thịt gà, thịt bò, thịt trâu cũng không có thành phần nào gây đau răng, viêm răng cả. Chúng còn là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất, với hàm lượng dưỡng chất cao và đa dạng như: kẽm, sắt, đồng, niacin, selen, vitamin B6, B12, kali, photpho,… 

Khi bị đau răng khôn, ta thường ngại ăn uống nên có thể sinh ra thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi. Vì vậy, thịt bò có thể coi là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể lúc này. Ngoài ra, photpho trong thịt bò còn hỗ trợ răng thêm chắc khỏe. 

Thế nên đau răng khôn nên ăn gì được? Đừng bỏ qua thịt bò trong thực đơn bạn nhé. 

Và hãy lưu ý một số điểm như:

  • Chế biến thịt bò thành các món ăn chín mềm (xay nhuyễn, hầm nhừ,…) để dễ nhai và tiêu hóa. Không dùng thịt bò tái vì nó có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E. coli, Shigella,… Khi mọc răng khôn, hệ miễn dịch còn yếu nên có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa. 
  • Không nên ăn thịt bò quá 2 – 3 lần/ tuần (khẩu phần 100 – 150 gram/lần). Nếu bổ sung quá nhiều có thể dẫn tới thừa dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: tiểu đường, alzheimer,…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.

2.3. Đau răng ăn tôm được không?

Mọc răng khôn ăn tôm

Tôm là món hải sản dễ ăn và dễ tiêu hóa. Đây là nguồn bổ sung canxi tốt giúp hệ xương, răng của bạn thêm chắc khỏe. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B12 lớn trong tôm con giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa và tăng cường tổng hợp protein. Từ đó giúp bạn ăn ngon miệng hơn, giảm mệt mỏi khi mọc răng. 

Vì vậy, nếu có cảm thấy khó nhai khi ăn tôm thì cũng đừng vội xếp chúng vào nhóm đau răng khôn không nên ăn gì nhé. Thay vào đó, bạn hãy:

  • Bỏ vỏ cứng, chỉ ăn phần thịt tôm.
  • Ưu tiên món hấp, luộc thay vì chiên rán. 
  • Không ướp tôm với các gia vị cay, nóng.
  • Nên cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn tôm và chế biến thành các món ăn mềm.  
  • Ăn khi tôm đã nguội. Không ăn khi còn nóng vì có thể làm tổn thương vùng lợi răng khôn đang nhạy cảm.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau ăn.

2.4. Mọc răng khôn nên ăn gì, trứng có được không?

Mọc răng khôn ăn trứng có sao không

Các món ăn từ trứng luôn có mặt khá thường xuyên trong mâm cơm gia đình Việt. Vậy đau răng khôn có ăn được trứng gà, trứng vịt không? 

Bạn hoàn toàn có thể bổ sung chúng nhé. Đây không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt mà các món ăn từ trứng đều khá mềm, tiện lợi cho việc nhai nuốt. 

Tuy nhiên khi mọc răng khôn, bạn nên kiêng ăn lòng đỏ trứng luộc vì chúng rất mềm mịn và dễ đọng lại nơi kẽ răng mà rất khó làm sạch. Thay vào đó, hãy chế biến theo các cách khác như: trứng hấp, trứng cuộn rau củ, trứng khuấy,… Và đừng quên súc miệng, chải răng đúng cách sau khi ăn bạn nhé.

2.5. Ăn chuối có đau răng không?

Đau răng khôn nên ăn gì? Ăn chuối có được không?

Khác với thịt gà, thịt bò hay tôm, chuối là trái cây dễ dính răng và lại nhiều đường nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng, đau nhức răng. Do đó, bạn nên kiêng chuối khi mọc răng khôn nhé. 

TỔNG HỢP các thực phẩm nên ăn và cần tránh khi mọc răng khôn  

Mọc răng khôn ăn gì đỡ đau?

  • Trong những ngày mọc răng khôn đầu tiên, bạn nên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt, ít phải nhai như cháo, bún. 
  • Sau khi sưng đau đã giảm, bạn có thể trở lại với chế độ ăn uống bình thường nhưng cố gắng đề thức ăn không rơi vào vùng lợi răng khôn. 
  • Uống nước trái cây. Với hàm lượng vitamin cao, nước trái cây sẽ giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.Tuy nhiên, bạn đừng quên trong thành phần của chúng còn chứa nhiều đường và axit gây bào mòn men răng. Do đó, hãy bổ sung nếu răng ít đau nhức. Còn khi đau răng nhiều, đặc biệt là đau răng khôn bị sâu thì bạn nên hạn chế chúng. Và hãy nhớ súc miệng sạch sẽ ngay sau khi uống nước trái cây bạn nhé. 

Để giảm đau nhức răng hiệu quả hơn, bạn có thể áp dụng các cách giảm đau răng khôn nhanh chóng tại nhà từ các loại nguyên liệu quen thuộc như: muối, đá lạnh, tinh dầu đinh hương, nha đam, nghệ,… hay các loại thuốc giảm đau răng nhé.

Mọc răng khôn không nên ăn gì? 

  • Thực phẩm nhiều đường và tinh bột: kẹo, bánh, nước ngọt,… Bởi vi khuẩn S. mutans sẽ lên men chúng thành các axit và phá hủy men răng. 
  • Đồ ăn hoặc các gia vị cay, nóng. Do chúng sẽ gây kích ứng nên nướu răng và khiến chúng dễ tổn thương, lâu lành bệnh hơn.
  • Mọc răng khôn nên kiêng các thực phẩm làm khô miệng như: thức ăn nhiều axit (cà phê, đồ uống có ga, rượu, bia, cocktail,…), thực phẩm nhiều dầu mỡ,… Chúng sẽ khiến cơ thể bạn mất nước, làm giảm tiết nước bọt. Từ đó khó khăn hơn trong việc rửa trôi tự nhiên các vi khuẩn gây hại và axit. 
  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh (kem, đá): bạn nên kiêng các thực phẩm này bởi chúng tác động xấu tới men răng. Trong một số trường hợp, nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến lớp ngà răng bên trong vốn nhạy cảm sẽ co lại/ giãn ra nhanh hơn lớp men răng bên ngoài. Từ đó hình thành lên các vết nứt và gây đau răng.
  • Món ăn dai/ cứng/ sắc nhọn khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều. Đồng thời các mảnh thức ăn có thể chọc vào làm tổn thương lợi. 

Các điều cần tránh khi mọc răng khôn

  • Tránh chải răng quá mạnh. Bạn cần đánh răng đúng cách, nhẹ nhàng xoay theo chiều dọc hoặc hình tròn thay vì chiều nang. Tránh chải vào vùng răng khôn đang bị tổn thương. Bạn cũng nên thay bàn chải mới, lông mềm. Bởi nếu dùng bàn chải cũ và cứng có thể làm nhiễm trùng lên vết thương. Đồng thời, nên ưu tiên sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm hoặc kem đánh răng dược liệu trong giai đoạn này.
  • Súc miệng với nước muối đặc hoặc ngậm muối. Bạn nên kiêng điều này bởi nồng độ muối quá cao sẽ cản trở hình thành các tế bào mới giúp ích cho sự lành thương. Thay vào đó, hãy súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng dược liệu để có hiệu quả tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy nhiều dược liệu có tác dụng làm sạch răng, kháng khuẩn, giảm sưng lợi nổi trội như: tinh dầu tràm, chiết xuất hoa hòe, cúc la mã, cam thảo, trà xanh, bạc hà,… 
  • Tránh nhai vào vùng răng khôn
  • Không thở bằng miệng. Bởi thở bằng miệng không chỉ gây khô môi mà còn làm miệng khô. Miệng thiếu nước bọt để rửa trôi vi khuẩn gây hại. Điều này làm tăng nguy cơ hoặc làm nặng hơn tình trạng sâu răng, viêm nướu, đau răng,… 
  • Kiêng tuyệt đối thuốc lá. Trong thuốc lá có 3 thành phần chính là: nicotine, cacbon oxit và axit cyanhydric. Các chất này làm co mạch máu ngoại vi, rối loạn chức năng tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, giảm nồng độ oxy trong mô và giảm đáp ứng miễn dịch. Từ đó làm chậm quá trình liền thương.

Mọc răng khôn dùng Kem đánh răng & Nước súc miệng nào tốt?

Trước khi khép lại bài viết về mọc răng khôn ăn gì, kiêng gì, Dược liệu Ngọc Châu muốn đưa thêm một gợi ý nữa cho bạn, đặc biệt với những ai đang mọc răng khôn bị đau, răng khôn bị sâu, đau sau nhổ răng khôn,… với bộ đôi giải pháp: Kem đánh răng Dược liệu Ngọc Châu & Nước súc miệng Dược liệu Ngọc Châu. 

Với tác dụng hiệp đồng từ các loại dược liệu: đinh hương, cam thảo, một dược, hoa hòe, keo ong, nha đam, trà xanh,… và muối trắng, vitamin E có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả, Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu & Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu không chỉ giúp loại bỏ mảng bám thức ăn dễ dàng mà còn nhanh chóng ức chế vi khuẩn gây hại phát triển, giảm sưng nóng, đau nhức răng và làm dịu niêm mạc ê buốt.

Hãy tham khảo bộ đôi sản phẩm ngay tại:

Trên đây là các hướng dẫn trọn vẹn về mọc răng khôn nên ăn gì, kiêng gì. Dược liệu Ngọc Châu hy vọng qua những giải thích chi tiết trong từng phần nhỏ, bạn sẽ áp dụng chúng cách dễ dàng, linh hoạt và thông minh hơn nhé!  

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here